Ho cũi chó theo đa số người biết có lẽ là việc truyền nhiễm ho từ chó này sang chó khác. Tuy nhiên nó không đơn giản như vậy. Chính xác hơn, bệnh ho cũi chó hay chính bệnh viêm khí, phế quản truyền nhiễm. Đây là một loại bệnh chỉ các dạng nhiễm trùng đường hô hấp trên ở chó. Chó bị ho cũi rất nguy hiểm. Vì vậy, các Sen cần lưu ý về căn bệnh này. Đọc bài viết dưới đây để biết phải làm thế nào khi chó bị ho cũi nhé!
Cách nhận biết chó bị ho cũi
Nghe tiếng ho của chó
Chó bị ho cũi thường sẽ ho một cách đột ngột theo từng cơn, khác nhau về độ nghiêm trọng. Ban đầu từ những cơn ho dai dẳng không thành tiếng đến cơn ho khan, ho khạc nặng.
Lưu ý:
- Việc ho của chó thường bị nhầm lẫn với trường hợp chó bị hóc vật gì đó trong cổ họng. Hãy mở miệng chó để kiểm tra xem có xương hay que bị mắc bên trong không.
- Ngoài ra để xác định liệu chó có bị hóc dị vật không là cho chó món khoái khẩu của nó. Chó bị hóc sẽ không ăn được. Vì vậy nếu thấy chó ăn và nuốt không khó khăn gì thì có lẽ không có dị vật nào mắc trong cổ họng của chó.
Quan sát hiện tượng khạc
Giống như người bị đau họng khi bị cảm cúm. Chó cũng bị như vậy khi bị ho cũi. Tình trạng này dẫn đến việc khạc, nôn, ọe,…..
- Thậm chí, tình trạng này nặng đến mức chúng nôn ọe ra nước dãi hoặc sùi bọt mép.
- Lưu ý: Chó bị nôn do buồn nôn sẽ nôn ra mật vàng hoặc thức ăn từ dạ dày. Đây là một dấu hiệu của vấn đề khác. Tránh nhầm lẫn bạn nhé!
Theo dõi hoạt động của chó thường xuyên
Một số giống chó khi bị ho cũi lại không có biểu hiện bệnh ngoài các cơn ho khó chịu. Nhiều khi chúng chỉ có thể uể oải, lờ đờ và chán ăn. Hãy theo dõi thường xuyên hoạt động của bé. Rồi đem chó bị ho đến bác sĩ thú y để khám. Nhưng điều này đặc biệt cần thiết nếu chó mất sức đột ngột hoặc không ăn trong vòng 24 tiếng.
Làm thế nào khi chó bị ho cũi
Cách ly chó bị bệnh
Bệnh ho cũi chó rất dễ truyền nhiễm. Nếu bạn nghi ngờ chó của mình mắc bệnh ho cũi chó. Hãy cách ly ngay con chó bị bệnh khỏi những con chó khác. Lưu ý: Không nên dẫn chó mắc bệnh đi dạo.
Đưa chó đến bác dĩ thú y
Tốt nhất là bạn nên đưa chó bị ho đến bác sĩ thú y kiểm tra càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ xác định tình trạng ho của chó là do nhiễm trùng hay một nguyên nhân khác, chẳng hạn như bệnh tim. Bác sĩ cũng có thể cho bạn biết chó của bạn có cần điều trị hay không.
Cho chó uống thuốc kháng sinh nếu cần thiết
Bác sĩ thú y có thể kê đơn thuốc kháng sinh hoặc không. Nếu phải uống kháng sinh, bạn hãy cho chó uống như được chỉ định. Tuy nhiên: Không phải trường hợp nào cũng cần dùng thuốc kháng sinh. Chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
Cho chó xông hơi nước
Đóng cửa sổ và cửa ra vào phòng tắm. Sau đó mở vòi sen nước nóng trong vài phút. Dẫn chó ngồi trong làn hơi nước khoảng 5-10 phút. Cẩn thận đừng để chó bước vào nước nóng. Tác dụng của việc này: Liệu pháp xông hơi giúp làm long chất nhầy trong ngực chó và giúp giảm ho. Bạn có thể lặp lại quá trình này mỗi ngày nhiều lần khi cần thiết.
Cho chó nghỉ ngơi
Cố gắng không để chó tham gia vào các hoạt động, vận động mạnh. Không dắt chó đi dạo. Không những điều này gây nguy cơ lây nhiễm cho những con chó khác, mà sự gắng sức có thể gây kích ứng đường thở của chó, khiến cơn ho càng nặng hơn.
Uống thuốc ho
Ho là một phản xạ quan trọng nhằm tống đàm ra ngoài và làm sạch phổi. Việc ngăn chặn ho hoàn toàn là không khôn ngoan. Bởi vì như vậy nghĩa là chất nhầy sẽ đọng lại trong phổi và khiến chó khó thở hơn. Tuy nhiên, nếu ban đêm chó của bạn bị ho quá nhiều đến mức không ngủ được thì bạn có thể cho nó uống thuốc giảm ho.
- Loại thuốc ho thích hợp cho chó là một thìa xi rô ho Robitussin DM dành cho trẻ em. Cho chó uống khoảng 1 thìa cà phê xi rô ho cho mỗi 9 kg cân nặng.
- Không bao giờ cho chó uống thuốc ho và thuốc trị cảm lạnh khác của người mà không trao đổi trước với bác sĩ thú y. Việc sử dụng không đúng liều hoặc một số thành phần hoạt chất trong thuốc khi chó uống vào có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
- Tốt nhất là bạn chỉ nên cho chó uống thuốc ho một lần trong khoảng thời gian 24 tiếng.\
Làm dịu kích ứng
Nếu cổ họng chó bị kích ứng, bạn cũng có thể cho chó uống dung dịch tự làm đơn giản để làm dịu kích ứng. Cho chó uống hỗn hợp gồm 1 thìa canh mật ong trộn với 1 thìa cà phê nước cốt chanh hòa với nước ấm.
- Liệu pháp này có thể dùng mỗi tiếng một lần nếu cần thiết
- Không bao giờ dùng hỗn hợp này cho chó có bệnh tiểu đường, vì mật ong sẽ có hại cho chó.
Nâng cao hệ miễn dịch cho chó
Để giúp chó chống chọi với truyền nhiễm, bạn hãy hỏi bác sĩ thú y về việc cho chó uống vitamin C nghiền hòa tan trong nước, vỏ cây quả mọng, bạc hà cay, mật ong tươi hoặc cây thảo mộc yerba santa. Những liệu pháp này chưa được kiểm chứng khoa học, nhưng được nhiều người truyền miệng là có hiệu quả.
Ngăn ngừa bệnh bằng vắc-xin
Nếu chó của bạn nằm trong nhóm có nguy cơ cao (có thời gian ở trong cũi, tham gia các cuộc trình diễn chó, hoặc tiếp xúc với nhiều con chó khác ở công viên), bạn hãy cân nhắc cho chó tiêm vắc-xin phòng bệnh ho cũi chó. Loại vắc-xin này có hiệu quả chống lại các nguyên nhân chính gây bệnh ho cũi chó và có tác dụng phòng bệnh trong 12 tháng.Bệnh ho cũi chó thông thường không phải là căn bệnh gây tử vong nhưng rất khó chịu. Bạn nên cân nhắc tiêm vắc-xin cho chó, nhất là chó già hoặc chó có các vấn đề khác về sức khỏe.
Sau bài viết này, hy vọng Sen and Boss đã mang lại cho bạn những thông tin bổ ích. Chúc bạn thành công và có thời gian vui vẻ bên thú cưng của mình!