Tại sao lại phải đánh răng cho chó? Cách chăm sóc răng miệng cho chó

đánh răng cho chó

Việc chăm sóc sức khỏe cho thú cưng là điều mà bất cứ bạn nào quan tâm. Tuy nhiên, nhiều Sen quá tập trung đến dinh dưỡng bên trong, chăm sóc các bộ phận quan trọng nhất của bé. Nhưng lại lỡ quên mất việc chăm sóc răng miệng, vẻ bề ngoài cho bé. Răng miệng khỏe cũng đảm bảo phần lớn sức khỏe cho thú cưng. Đọc bài viết dưới đây của Sen and Boss để biết tại sao phải đánh răng cho chó mỗi ngày nhé!

Tại sao phải đánh răng cho chó?

Theo khảo sát tại các phòng khám thú y, thống kê được rằng hầu hết các thú cưng đều mắc phải các bệnh về răng miệng như: hôi miệng, sâu răng,chảy rãi,….. Và nguyên nhân chủ yếu nhất là do các chủ thú cưng chưa biết cách chăm sóc răng miệng cho bé.  Ngoài ra có rất bé từ 3-4 tuổi đã bị bệnh nướu do răng miệng không được chăm sóc tốt. Nặng hơn là răng miệng bẩn có thể sinh ra các vi sinh vật, mầm mống có hại lây lan sang các bô phận khác trên cơ thể dẫn đến các bệnh lí nặng. Thậm chí còn có thể tử vong.

đánh răng cho chó

Vậy việc chăm sóc răng miệng, đánh răng cho chó là việc quan trọng cần thiết mà mỗi “Sen” phải đều biết. Để đảm chó cưng của mình có một sức khỏe tốt đúng không nào?

Một số các phát hiện răng miệng chó có vấn đề

Để kiểm tra và phát hiện răng miệng bé nhà bạn có vấn đề gì hay không. Bạn có thể kiểm tra như sau:

  • Kiểm tra hơi thở của bé: nếu thú cưng của bé có hơi thở hôi nặng nề kèm theo việc chán ăn, khong gặm được đồ ăn cứng thì chắc chắn răng bé có vấn đề. Hãy cho bé đi khám ngay.
  • Kiểm tra miệng bé mỗi ngày: mỗi ngày hãy kiểm tra miệng bé về răng, nướu xem có gì bất thường không. Răng thì phải trắng, không được ngả vàng hoặc nâu. Nướu thì phải màu hồng nhạt, không bị sưng,…

đánh răng cho chó

Các loại bệnh về răng miệng của chó

Bệnh nha chu ( Bệnh nướu) và các bệnh liên quan đến nướu :  bệnh này liên quan đến phần răng và phần nướu của bé. Bé của bạn sẽ bị đau các vùng đó rồi có thể bị ảnh hưởng cả đến các bộ phận khác. Dấu hiệu nhận biết: hơi thở hôi, chán ăn, đau răng, hắt xì, chảy nước mũi,….

Hôi miệng ( Hơi thở hôi): chứng hôi miệng được thấy ở hầu hết các chú cho. Đơn giản vốn dĩ hơi thở của chó không được thơm tho. Thêm vào đó các Sen còn không chịu chăm sóc cho bé. Vì thế mùi hôi càng thêm nặng nề.

U nang tuyến nước bọt: dấu hiệu nhận biết cho bị u nang tuyến nước bọt là việc bạn thấy dưới lưỡi bé xuất hiện các nốt, nhọt chứa dịch. Hãy đi khám ngay để bác sĩ chuẩn đoán kĩ hơn nhé

Đau răng nanh: khi chó cưng bị đau răng kinh khủng, có thể bé bị sâu răng nặng. Kèm theo đó bé sẽ chán ăn, sủa nhiều hơn,… khi đó bạn hãy cho bé ăn cháo kèm với việc cho bé đi nhổ răng sâu đi nhé.

=>>>>Xem thêm : Giải đáp thắc mắc: Chó con mới đẻ uống sữa gì là tốt nhất?

Cách đánh răng cho chó đúng cách

Chuẩn bị

  • Bàn chải đánh răng: 1 bàn chải dài và 1 bàn chải ngón tay. Lưu ý kích thước vừa với miệng chó.
  • Kem đánh răng: kem đánh răng dành riêng cho chó, phù hợp với độ tuổi. Tuyệt đối không dùng kem đánh răng cho người.
  • Nước súc miệng: hãy lựa chọn loại nước súc miệng phù hợp và có giá thành tốt trên thị trường cho bé nhé.
  • Bạn có thể chuẩn bị xương giả để “lừa” giúp bé ngoan hơn

đánh răng cho chó

Cách đánh răng cho chó đúng nhất

Đặt bàn chải đánh răng một góc 45 độ rồi chải theo vòng tròn. Nâng môi bé lên khi cần thiết và chỉ chải răng lần lượt từng bên. Nhớ là phần răng bên trong nhiều cao răng nhất nên phải đánh thật kĩ khu vực này. Lưu ý không để cho bé bị đau hoặc sợ nhé. Một tuần đánh răng cho bé từ 2-3 lần là đảm bảo răng miệng bé sạch sẽ rồi.

Lưu ý: kiểm tra lợi bé xem bị viêm hay sưng hay không. Tránh quá mạnh tay khiến bé bị đau lợi nhé!

Sau bài viết trên, chúng tôi hy vọng đã mang đến cho các bạn những thông tin bổ ích nhất về cách chăm sóc răng miệng cho thú cưng. Chúc bạn áp dụng thành công và chăm sóc sức khỏe thật tốt cho thú cưng của mình. Hãy luôn theo dõi chúng tôi để có những bài viết hay hơn nữa nhé!

 

=>>>> Xem thêm: Bật mí : Làm thế nào khi biết chó ngộ độc bả chuột

 

 

0972.502.979